Nguyên nhân nổ tụ bù

Nguyên nhân nổ tụ bù

Nguyên nhân nổ tụ bù, tụ bù bị phù, tụ bù bị hỏng là gì? Đây là câu hỏi mà điện công nghiệp thường gặp. Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi trên

1. Tại sao tụ bù bị nổ, bị phù, bị phình??? nói chung là bị hỏng

Câu trả lời chung nhất thường gặp là tại vì điện áp. Có người nói tại điện áp cao, điều này đúng nhưng chưa đủ. Vì sao lại chưa đủ? Vì trong những người tìm đọc bài này sẽ có người thấy tụ bù trong xưởng mình hỏng quá nhanh, đo điện áp thấy bình thường nhưng tụ thường nóng và rất mau hỏng. Vậy thì tại sao đo điện áp thấy bình thường mà tụ lại mau hỏng? Vì chất lượng điện áp quá xấu, hài điện áp quá cao. Không dám khẳng định là đúng nhưng theo mình, câu trả lời là “Tụ mau hư hỏng là do chất lượng điện áp kém”. Chất lượng được hiểu gồm hai thành phần : biên độhình dạng.

Trong giới làm tụ bù chắc hẳn rất nhiều người biết có đơn vị sử dụng tụ bù châu âu 525V cho hệ thống 400V nhưng vẫn hỏng liên tục và nhà cung cấp từ chối bảo hành tụ vì chất lượng điện tại nhà máy quá kém. Có trường hợp khác ở một nhà máy thép tại KCN Nam Tân uyên, sử dụng tụ bù Nhật, hệ thống 380-400V, tụ 40KVAr nhưng dòng điện thường khoảng 70A, CB nhánh 100A nhảy ít nhất vài lần / tuần

Qua kết quả đo đạc tại nhà máy théo, dòng điện bậc 5, 7, 11 tại đây cao 30-50%, làm dạng sóng điện áp cũng bị méo dạng khá lớn

sóng hài bậc 5, 7, 11.

Dạng sóng hài điện áp và dòng điện.

sóng hài điện áp

Sóng hài điện áp

 

sóng hài dòng điện

Dạng sóng hài dòng điện

 

OrderU1 (%)U1 (V)I1 (%)I1 (A)
00.040.10.010.11
1100226.03100719.07
2000.916.56
30.150.340.513.66
40.030.080.423.04
54.179.4329.2209.97
60.090.20.433.1
71.774.018.5161.2
80.090.190.694.96
90.250.560.936.66
100.511.161.812.96
114.9711.2316.1115.76
120.130.290.332.35
131.463.293.9128.14
140.090.20.674.8
150.070.160.241.76
160.120.270.110.82
170.551.241.389.96
180.110.250.292.1
190.420.950.916.54
200.040.10.10.73
210.050.10.151.09
220.040.080.050.36
230.150.340.231.63
240.050.120.120.85
250.180.40.21.46
260.060.140.151.08
270.040.10.422.99
280.070.160.523.73
290.140.320.866.17
300.060.140.211.49
310.060.130.332.41
320.050.120.241.75
330.010.030.060.4
340.030.060.070.51
350.060.150.261.84
360.020.050.080.56
370.020.050.211.54
380.070.160.241.75
390.010.010.050.35
400.020.050.21.44
410.060.130.261.88
420.050.110.342.47
430.040.090.594.25
440.060.130.040.3
450.030.060.080.56
460.060.130.10.69
470.030.070.050.39
480.020.050.110.76
490.010.030.080.6
500.010.030.120.85
510.020.040.080.57
520.040.10.161.14
530.040.080.130.91
540.070.150.070.51
550.050.110.211.52
560.050.120.463.28
570.020.060.322.29
580.010.010.271.94
590.030.070.110.81
600.030.060.141
610.030.060.10.72
620.060.130.110.79
630.010.010.050.33
Total6.9634.81

Bảng kê sóng hài đến bậc 63.

Từ dạng sóng điện áp, dòng điện, ta thấy dạng sóng điện áp không méo dạng nhiều, dạng sóng dòng điện thì méo dạng nhiều. Có thể nghĩ rằng điện áp như vậy thì khá ổn rồi.

Tuy nhiên nhìn bảng kê ta thấy, dòng điện sóng hài bậc 5,7,11 tương ứng là 209, 61, 115A. Đây là dòng điện lớn nếu so với dòng điện chuẩn là 719A. Chính dòng điện này sẽ làm cho tụ điện bị nóng lên rất nhiều dẫn đến hỏng tụ.

Một điều cần lưu ý nữa là hài bậc càng cao thì đối với tụ điện lại rất có hại vì Zc = 1/2*pi*f*c. Tần số càng cao thì Zc càng nhỏ => dòng điện càng lớn => Rất có hại.

2. Làm sao để tụ điện bớt hỏng

Khi tụ của bạn nhanh hỏng, bạn thường hỏi làm sao để tụ bền hơn? Câu trả lời thường là : “gắn cuộn kháng”. Tuy nhiên, không phải ai gắn cuộn kháng cũng làm tụ bền hơn, đôi khi còn làm tụ nhanh hỏng hơn nữa. Mình sẽ có một bài viết về việc lắp cuộn kháng sau nhé.

Bài Viết Liên Quan